Trước khi mở tài khoản tiết kiệm, tốt nhất là bạn nên biết mình sẽ sử
dụng tài khoản này như thế nào. Một số câu hỏi bạn nên biết:
- Bạn sẽ duy trì tài khoản tiết kiệm này trong bao lâu?
- Bạn có hay thường xuyên rút tiền từ tài khoản tiết kiệm không?
- Bạn sẽ gửi bao nhiêu tiền vào tài khoản tiết kiệm?
Tất cả những yếu tố nói trên đều sẽ ảnh hưởng đến mức lãi suất mà bạn
sẽ nhận được. Bạn nên luôn ghi nhớ một quy tắc đơn giản: thời gian là
vàng là bạc. Bạn càng giữ tiền trong tài khoản tiết kiệm có lãi suất cao
lâu thì bạn càng kiếm được nhiều tiền.
Các loại tài khoản tiết kiệm
Hiện nay, có rất nhiều loại tài khoản tiết kiệm khác nhau. Tuy nhiên, chúng ta có thể phân loại thành 4 loại chính như sau:
- Tài khoản tiết kiệm cơ bản: Áp dụng mức lãi suất
thấp nhất, thường là 2%. Việc rút tiền sẽ gặp một số hạn chế. Tài khoản
tiết kiệm cơ bản thường không yêu cầu mức tiền gửi tối thiểu. - Tài khoản tiết kiệm sinh lợi cao: Tương tự như Tài
khoản tiết kiệm cơ bản nhưng hạn chế nhiều hơn trong việc rút tiền và
yêu cầu mức tiền gửi tối thiểu. Tài khoản này thường có mức lãi suất lên
tới 3 đến 4%. - Tài khoản ký thác theo thị trường tiền tệ ngắn hạn: Tượng tự như Tài khoản tiết kiệm sinh lợi cao nhưng mức lãi suất của
tài khoản này được điều chỉnh dựa trên trên sự chỉ báo về thị trường của
Nhà nước. - Tài khoản tiết kiệm trực tuyến: Tương tự như một
tài khoản tiết kiệm cơ bản nhưng áp dụng mức lãi suất cao hơn vì ngân
hàng trực tuyến không phải chịu các chi phí quản lý như ngân hàng thông
thường. - Hội tín dụng: Tương tự như ngân hàng nhưng dưới sự
sở hữu bởi chính khách hàng. Hội tín dụng thường áp dụng mức lãi suất
cao hơn cho tài khoản tiết kiệm.
CD – Chứng nhận tiền gửi
Nếu bạn có thể gửi tiền trong một khoảng thời gian dài mà không phải rút
tiền – từ vài tháng cho đến vài năm – bạn nêm xem xét việc lấy giấy
chứng nhận tiền gửi (CD). Đây là những hình thức tiết kiệm đem lại lãi
suất cao nhất có thể.
Không như các tài khoản ngân hàng thông thường, bạn có thể rút tiền
bất cứ lúc nào bạn muốn – đi kèm theo một khoản phí phạt khá cao. Nhưng
bạn sẽ không phải mất phí hay gặp bất cứ rủi ro nào khi làm chứng nhận
tiền gửi.
Các dạng CD khác nhau bao gồm:
- Stock-indexed CD: Dựa trên thị trường chứng khoán.
- Callable CD: Lãi suất cao hơn và thời hạn tiết
kiệm dài hơn, có thể đến 10-15 năm. Tuy nhiên, ngân hàng có thể đóng tài
khoản nếu lãi suất giảm mạnh. - Global CD: Dựa trên tỷ giá tiền tệ.
Bạn cũng nên để ý đến các dạng CD khuyến mại. Thỉnh thoảng, ngân hàng sẽ
phát hành CD khuyến mại để lôi kéo khách hàng mới với mức lãi suất ưu
đãi.