IQ Tài chính là gì ?
IQ tài chính # 1: Kiếm nhiều tiền hơn
Đa số chúng ta đều có đủ sự thông minh
tài chính để kiếm ra tiền. Càng kiếm được nhiều tiền, chỉ số IQ tài
chính # 1 của bạn càng cao. Nói cách khác, một người kiếm được một triệu
$ một năm sẽ có IQ tài chính # 1 cao hơn một người chỉ kiếm được 30
ngàn $ một năm. Chúng ta đo lường được con số này.
Nâng cao chỉ số IQ tài chính là nâng cao kiến thức tài chính.
IQ tài chính # 2: Bảo vệ tiền của bạn
Sự
thật là thế giới này có rất nhiều cái để lấy đi tiền của bạn. Nhưng
những người lấy cắp tiền của bạn không chỉ có kẻ cướp hay tội phạm. Một
trong những mối đe dọa lớn nhất đối với tiền của chúng ta là thuế. Chính
phủ có thể lấy tiền của chúng ta một cách hợp pháp.
Nếu
một người có chỉ số IQ tài chính # 2 thấp, anh ta sẽ phải trả nhiều
thuế hơn. Ví dụ cho điều này là một người trả 20% thuế và một người phải
trả 35% thuế cho cùng một mức thu nhập nhưng không hề phạp pháp. Như
vậy người trả thuế ít hơn có chỉ số IQ tài chính cao hơn một cách có thể
đo lường được.
IQ tài chính #3: Lập ngân sách cho tiền
Lập
ngân sách cho tiền đòi hỏi rất nhiều sự thông minh tài chính. Nhiều
người kiếm được rất nhiều tiền nhưng không thể giữ lại được nhiều tiền
đơn giản chỉ vì họ lập ngân sách kém. Ví dụ, một người kiếm được 70.000$
một năm và xài hết số tiền đó sẽ có chỉ số IQ tài chính # 3 thấp hơn
một người chỉ kiếm được 30.000$ một năm nhưng vẫn có thể sống tốt với
25.000$, còn 5000$ mang đi đầu tư.
Vẫn có thể sống
tốt và vẫn có tiền để đầu tư bất chấp việc bạn kiếm được bao nhiêu tiền
đòi hỏi rất nhiều sự thông minh tài chính. Vì vậy bạn phải lập ngân sách
để có được thặng dư.
Lợi nhuận từ đầu tư chính là đòn bẩy của tiền.
IQ tài chính #4: Tạo đòn bẩy cho tiền
Sau
khi có được thặng dư, thử thách tiếp theo là tạo đòn bẩy cho tiền đó.
Đa số mọi người gửi chúng trong ngân hàng. Đây là một việc làm đúng
trước những năm 1970 – trước khi tiền là một đơn vị thanh toán. Tuy
nhiên, trong thời đại thông tin ngày nay, gửi tiền vào ngân hàng tức là
bạn đang làm giàu cho ngân hàng. Chính bạn cũng có thể trở thành chủ ngân hàng cho tiền của mình. IQ tài chính #4 được đo lường bằng lợi nhuận của những khoản đầu tư.
Lấy
ví dụ, một người đầu tư có lợi nhuận 50% trên số tiền bỏ ra có IQ tài
chính #4 cao hơn một người chỉ có lợi nhuận 5%. Và một người có lợi
nhuận 50% nhưng được miễn thuế dĩ nhiên có chỉ số IQ tài chính cao hơn
một người lợi nhuận chỉ có 5% mà phải trả 35% thuế trên lợi nhuận đó.
IQ tài chính #5: Cải thiện thông tin tài chính
Có
một câu châm ngôn nói rằng: “Phải học đi trước khi học chạy”. Điều này
đúng khi nói về sự thông minh tài chính. Trước khi biết cách kiếm được
những suất sinh lời cao (IQ tài chính #4: tạo đòn bẩy cho tiền), bạn cần phải “học đi”, nghĩa là, học những điều cơ bản về thông minh tài chính.
Một
trong những lý do nhiều người gặp khó khăn với IQ tài chính #4 là bởi
vì họ được dạy nên giao tiền cho các “chuyên gia” như ngân hàng, tiết
kiệm … Kết quả là bạn sẽ chẳng học được gì cho chính mình, không nâng cao
được sự thông minh tài chính, và không tự mình trở thành chuyên gia tài
chính cho chính mình. Nếu có một người quản lý và giải quyết những rắc
rối tài chính cho bạn, bạn không thể nào nâng cao được sự thông minh tài
chính lên. Thực tế là bạn đang trả tiền cho những người thay bạn quản
lý tiền của mình.
Còn rất nhiều cách đo lường khác.
Nhưng nếu bạn làm tốt 5 cách đo lường sự thông minh tài chính trên, bạn
cũng đã nâng kiến thức tài chính của mình lên rất nhiều.
Robert T.Kiyosaky & Sharon L.Lechter