What's Hot

    Bật mí công thức thành công của các triệu phú trẻ

    August 9, 2022

    Học cách lắng nghe hiệu quả

    August 9, 2022

    4 chiến lược đầu tư hiệu quả của các doanh nhân thành đạt

    August 9, 2022
    Facebook Twitter Instagram
    vMoney – Quản lý Tài chính cá nhân
    • Home
    • Features
      • Example Post
      • View All On Demos
    • Buy Now
    Facebook Twitter Instagram
    vMoney – Quản lý Tài chính cá nhân
    Home»Sự nghiệp»Hãy chấp nhận cuộc sống không hoàn hảo
    Sự nghiệp

    Hãy chấp nhận cuộc sống không hoàn hảo

    adminBy adminAugust 5, 2022No Comments5 Mins Read
    Facebook Twitter Pinterest LinkedIn Tumblr Email
    Hãy chấp nhận cuộc sống không hoàn hảo
    Share
    Facebook Twitter LinkedIn Pinterest Email

    Hẳn bạn đồng ý rằng chẳng ai muốn mình là người không hoàn hảo cả. Nhưng thực tế liệu có ai hoàn hảo không? Tâm trạng của những người luôn muốn mình hoàn hảo nhưng thường xuyên bị vỡ mộng sẽ ra sao?

    Hãy chấp nhận cuộc sống không hoàn hảo

    Tập chấp nhận sự không hoàn hảo, bạn sẽ bớt áp lực trong cuộc sống

    Theo các chuyên gia tâm lý học, chủ nghĩa hoàn hảo đòi hỏi người tôn sùng nó luôn chạy theo những “cái nhất” trong cuộc sống. Những người như vậy khó cảm thấy an tâm và xứng đáng trừ khi đạt được một giá trị vô hình nào đó do họ tự đặt ra. Chính điều đó ảnh hưởng tiêu cực tới tâm trạng và sức khỏe con người. Những người đó cảm thấy thật chẳng thể vui vẻ nổi khi không đạt được cái đích mà mình muốn hướng tới. Cái đích đó đôi khi quá sức họ (chẳng hạn: từ một người bình thường trở thành người đẹp hoàn hảo, không chấp nhận vị trí thứ hai ở bất kỳ lĩnh vực gì…) hay sự hoàn hảo họ hướng tới cũng không hẳn là có ích cho bản thân… Và chủ nghĩa hoàn hảo có thể dẫn mỗi cá nhân tới tâm trạng lo lắng, phiền muộn và tác động xấu đến các mối quan hệ. Để có được hạnh phúc, các chuyên gia tâm lý khuyên rằng, cần biết chấp nhận mình là người hoàn hảo ở một số mặt song không là số một ở mọi mặt trong cuộc sống.

    Sau đây là những mách nhỏ giúp “chữa” căn bệnh tôn sùng sự hoàn hảo, giúp bạn… bớt hoàn hảo hơn và đồng thời cũng giảm được rất nhiều áp lực cho cuộc sống cá nhân.

    1. Tự động viên mình

    Trong vòng một tháng, bạn hãy dùng liệu pháp tinh thần đơn giản sau: vào buổi sáng khi đánh răng, bạn hãy nhìn vào gương và nói to: “Mình hoàn toàn yêu quý và chấp nhận bản thân mình là một người không hoàn hảo”. Cách tự nói to lên rằng mình là người không hoàn hảo sẽ giúp bạn ngưng tiếp tục tự chỉ trích, dằn vặt bản thân khi không đạt được những kết quả như mình mong muốn.

    Hãy chấp nhận cuộc sống không hoàn hảo

     Bạn chỉ cần hoàn hảo ở một số lĩnh vực.

    2. Học cách chấp nhận ở mức… tốt vừa phải

    Cầu toàn khiến chúng ta luôn bứt rứt không yên khi có một điểm chưa thực sự vừa ý mình. Một bữa tiệc thiếu món tráng miệng vừa ý khiến chủ nhà day dứt không yên? Bạn chưa kiếm được chiếc váy mới cho buổi dạ hội và vì thế bạn không xuất hiện ở đó? Cuối năm vừa qua bạn chỉ về ba trong sổ thi đua của công ty và với bạn đó là một thất bại? Thực ra, sự không hoàn hảo đó không có nghĩa là kết quả sự việc tệ hại. Hãy biết chấp nhận sự việc ở mức tốt (dù không phải là tốt nhất), như vậy bạn đã trút bỏ cho mình gánh nặng tâm lý để cảm thấy vui vẻ, nhẹ nhõm hơn trong cuộc sống.

    3. Chỉ cần hoàn hảo ở một số lĩnh vực

    Thay vì cố gắng làm cho mọi thứ đều mỹ mãn (bạn sẽ kiệt sức vì mong ước này), hãy chọn ra vài lĩnh vực mà bạn thấy quan trọng nhất chẳng hạn công việc nơi công sở, gia đình, sở thích riêng và đầu tư tâm huyết vào đó để được cảm giác hài lòng. Bên cạnh đó, hãy cắt bớt những công việc ít quan trọng để bạn bớt bận rộn. Nên nhớ chẳng ai có thể hoàn hảo trong mọi việc được.

    4. Tránh ôm đồm

    Những người thích trở thành vật hoàn hảo thường có xu hướng muốn mình trở nên tuyệt vời trong mắt mọi người. Họ sẽ gắng hết sức để làm vừa lòng người khác, làm việc cật lực, cho dù đang bị quá tải, để là nhân viên số một trong mắt sếp. Tính cách này có hai mặt, mặt tốt là bạn sẽ làm được nhiều việc hơn, có thể chinh phục được những thành công ngoài sức mình; mặt hạn chế là nhiều khi vì ôm đồm quá nhiều có thể lấy đi của bạn rất nhiều năng lượng, bạn dễ bị stress và cuộc sống riêng tư trở thành một mớ rối rắm hỗn độn.

    Lời khuyên ở đây là: Hãy biết từ chối những khi bạn đã bị quá tải và lượng sức mình trước khi gật đầu với một đề nghị của ai đó.

    Hãy chấp nhận cuộc sống không hoàn hảo

    Hãy chia sẻ sai sót với người khác, bạn sẽ đỡ cảm thấy căng thẳng hơn.

    5. Chia sẻ sai sót với người khác

    Không dễ gì thú nhận những sai lầm của mình với người khác, đặc biệt khi bạn có xu hướng thích trở thành người hoàn hảo. Nhưng chia sẻ những sai sót của mình với bạn bè và người thân trong gia đình thực sự giúp bạn chấp nhận mình là người giỏi ở một số lĩnh vực và làm tốt ở một số lĩnh vực khác và bạn hài lòng vì điều đó. Đồng thời khi thú nhận sai lầm, lần sau bạn sẽ không vấp váp khi gặp tình huống đó nữa, bạn cũng có cơ hội để trưởng thành hơn từ sai lầm.

    Đọc xong bài viết này bạn có sự đồng cảm không ? Hãy để lại vài lời bình luận phía dưới và đừng quên chia sẻ với mọi người nhé! Cám ơn bạn!

    Share. Facebook Twitter Pinterest LinkedIn Tumblr Email
    admin
    • Website

    Related Posts

    Học cách lắng nghe hiệu quả

    August 9, 2022

    Những việc cần làm khi thất nghiệp

    August 5, 2022

    8 đặc điểm của nộ lệ công việc

    August 5, 2022

    Leave A Reply Cancel Reply

    Top Posts
    Uncategorized

    10 Trends From Year 2020 That Predict Business Apps Popularity

    January 20, 2021
    Uncategorized

    Shipping Lines Continue to Increase Fees, Firms Face More Difficulties

    January 15, 2021
    Uncategorized

    Qatar Airways Helps Bring Tens of Thousands of Seafarers

    January 15, 2021

    Subscribe to Updates

    Get the latest sports news from SportsSite about soccer, football and tennis.

    Advertisement
    Demo

    Kế hoạch quản lý tài chính cho cuộc sống gia đình hạnh phúc hơn.

    Facebook Twitter Instagram Pinterest YouTube
    Bài viết hay

    4 chiến lược đầu tư hiệu quả của các doanh nhân thành đạt

    August 9, 2022

    Tích lũy tiền nhỏ để đầu tư lớn

    August 9, 2022

    Bài học về đầu tư : Đầu tư – Một kế hoạch chứ không phải sản phẩm

    August 9, 2022
    Đối tác liên kết
    ptfinance.com.vn
    Facebook Twitter Instagram Pinterest
    • Home
    • Buy Now
    © 2023 ThemeSphere. Designed by ThemeSphere.

    Type above and press Enter to search. Press Esc to cancel.