Dạy trẻ về giá trị của đồng tiền
Dạy cho trẻ chi phí và giúp trẻ có thể
so sánh được giá trị của các mặt hàng. Ví dụ, nói với trẻ còn ở độ tuổi
mẫu giáo rằng số tiền mua được một thanh kẹo, một chai nước giải khát
tại một nhà hàng, một quả táo to. Khi trẻ nhận thức được những thứ đó
giá bao nhiêu và những lựa chọn tại bất kỳ mức giá nhất định, trẻ có thể
đưa ra quyết định tốt hơn về việc chi tiêu tiền bao nhiêu
Phân chia phụ cấp
Cho trẻ một khoản trợ cấp và thiết lập
kỳ vọng về những thứ trẻ sẽ cần mua với số tiền trợ cấp của trẻ. Ví dụ,
bạn có thể nói rằng trẻ sẽ cần sử dụng trợ cấp để mua đồ chơi hơn so với
những thứ mà chúng nhận như là món quà vào kỳ nghỉ. Ngoài ra thiết lập
lỳ vọng về tỷ lệ phần trăm trợ cấp của trẻ sẽ định hướng tới nhiều loại
chi tiêu khác nhau. Ví dụ, 10% được đưa vào từ thiện hoặc sử dụng để mua
một món quà cho ai đó, 30% có thể được chi tiêu như mua đồ chơi hoặc
kẹo và 60% được tiết kiệm để mụa những món hàng lớn
Lên kế hoạch tiết kiệm
Chỉ cho trẻ làm thế nào để hạn chế những
thú vui ngắn hạn, dành tiết kiệm cho mục tiêu dài hạn. Ví dụ, người lớn
thường tiết kiệm cho một kỳ nghỉ hoặc cho một khoản thanh toán tiền nhà
trước. Một đứa trẻ có thể muốn tiết kiệm để mua đồ chơi hoặc một đứa
trẻ ở độ tuổi thiếu niến có thể bắt đầu tiết kiệm để mua ô tô. Ví dụ nếu
đồ chơi có giá $30, trẻ có thể lên kế hoạch tiết kiệm $3 về khoản tiền
trợ cấp khoảng 10 tuần để mua được đồ chơi
Chơi trò chơi
Giúp trẻ học hỏi thông qua trò chơi và
ứng dụng thế giới thực. Bất cứ trò chơi nào có liên quan đến tiền chẳng
hạn như trò chơi triệu phú,vay tiền trước… dạy cho trẻ rằng chúng cần
phải tiết kiệm của chúng một cách không khéo. Các trò chơi cũng dạy trẻ
về hậu quả khi hết tiền. Đối với trẻ lớn tuổi hơn, chới một trò chơi
trong thế giới thực, như đưa cho trẻ một số tiền vừa phải vào một cửa
hàng tạp hóa và bảo trẻ sử dụng tiền để mua mọi thứ trẻ muốn làm bữa tối
cho gia đình. Điều này dạy trẻ mua những mặt hàng nào trong vòng ngân
sách của trẻ để đáp ứng một mục tiêu cụ thể.