What's Hot

    Bật mí công thức thành công của các triệu phú trẻ

    August 9, 2022

    Học cách lắng nghe hiệu quả

    August 9, 2022

    4 chiến lược đầu tư hiệu quả của các doanh nhân thành đạt

    August 9, 2022
    Facebook Twitter Instagram
    vMoney – Quản lý Tài chính cá nhân
    • Home
    • Features
      • Example Post
      • View All On Demos
    • Buy Now
    Facebook Twitter Instagram
    vMoney – Quản lý Tài chính cá nhân
    Home»Tài chính cho con»Làm giám đốc tài chính cho con
    Tài chính cho con

    Làm giám đốc tài chính cho con

    adminBy adminAugust 5, 2022No Comments5 Mins Read
    Facebook Twitter Pinterest LinkedIn Tumblr Email
    Share
    Facebook Twitter LinkedIn Pinterest Email

    Đầu tư cho con: không khéo sẽ hụt hơi

    Quả thực chi phí cho trẻ luôn chiếm một phần không nhỏ trong tổng thu nhập gia đình. Tâm lý chung ai cũng muốn đầu tư cho con tốt nhất, thậm chí là hơi ráng sức so với khả năng tài chính của mình. Gia đình chị Thanh Thảo, ngụ ở Q.5, TP.HCM, thu nhập 16 triệu đồng/tháng. Chị có hai con nhỏ 8 và 4 tuổi. Chị cho biết hầu như gia đình chị không có dư kể từ khi sinh cháu thứ hai, vì chi phí nuôi con chiếm quá nửa thu nhập. Mỗi tháng, chi phí học hành của hai cháu tổng cộng hết 4,5 triệu đồng, tiền sữa và tiền ăn gần 6 triệu đồng, các khoản lặt vặt như: đồ chơi, quần áo, đưa trẻ đi ăn ngoài, vui chơi… khoảng 1 triệu đồng.

    Cha mẹ chính là giám đốc tài chính của con cái

    Còn gia đình anh Trung Văn ngụ ở Q. Bình Thạnh, TP.HCM, thu nhập hơn 50 triệu đồng/tháng, hiện có một con nhưng cũng than rằng không dư dả. “Cháu học trường quốc tế, mỗi tháng bình quân hết 12 triệu đồng, số tiền này cứ tăng dần theo năm. Điều tôi lo lắng nhất là khoản tiền để cháu du học sau này”, anh Văn cho biết.

    Từ kỳ vọng tạo dựng cho con một cuộc sống tốt đẹp, nhiều khi chúng ta đầu tư “vung tay quá trán”, không phù hợp với tình hình tài chính của mình. Chẳng hạn như gần đây báo chí nêu lên thực trạng có một làn sóng trẻ em từ trường quốc tế quay lại trường công, trong đó phần lớn là vì cha mẹ hụt bước trong vấn đề tài chính. Và cũng không ít gia đình ra sức gồng gánh hết 12 năm học cho con, nhưng đến khi trẻ vào đại học thì bắt đầu đuối sức. Có rất nhiều trường hợp cha mẹ không có khả năng chu cấp tiền học mà nhiều sinh viên tương lai lỡ dở. Những sinh viên tháo vát có thể tự trang trải cuộc sống song do dành quá nhiều sức lực và thời gian đi làm thêm nên kết quả học tập bị ảnh hưởng.

    Làm CFO cho con càng sớm càng tốt

    Các chuyên gia tài chính chỉ ra rằng, để xây dựng cho con một nền tảng tương lai vững chắc, mỗi bậc phụ huynh nhất định cần kiêm cả vai trò CFO trong gia đình. Ngay từ khi em bé chào đời, thậm chí là trước đó, hai vợ chồng nên ngồi lại với nhau để tính toán ngân sách nuôi con trong cả thì hiện tại lẫn tương lai. Những câu hỏi cần đặt ra là: Mong ước của bạn về tương lai của con là gì? Bạn sẽ cho con ăn học trong nước hay đi du học? Mỗi năm tối đa bạn tích lũy được bao nhiêu? Bạn sẽ dành bao nhiêu trong số đó cho chuyện ăn học của con? Khoản tích lũy có đủ đáp ứng với mong muốn của bạn về tương lai trẻ? Liệu bạn có thể dành dụm thêm được nữa? Có khoản tiền nào khả dĩ làm “của để dành” cho con từ các khoản đầu tư?

    Kế hoạch đầu tư cho con phải được tính toán dựa trên thực tế thu nhập của gia đình. Bạn cần đặt ra một mục tiêu tích lũy hết sức cụ thể bằng con số mỗi tháng. Cũng nên tự đánh giá tính hiệu quả phương pháp tích lũy của bạn cho tương lai trẻ. Số tiền tích lũy có được an toàn và ngày một sinh sôi nảy nở hay dễ dàng “bốc hơi” vì những biến cố nào đó hoặc vì thói quen tiêu xài khó kiểm soát.

    Kim Snider, chuyên gia tài chính người Mỹ – tác giả cuốn sách How to be the family CFO – Làm sao để trở thành Giám đốc tài chính gia đình, đã đưa ra lời khuyên: ngoài việc đầu tư, tích lũy thì cần quản trị các rủi ro tài chính cho cá nhân người trụ cột và cả gia đình. Trong đó, việc mua bảo hiểm cho các thành viên vừa là một cách đầu tư, vừa là một biện pháp phòng ngừa rủi ro. Có rất nhiều sản phẩm bảo hiểm, song có lẽ thích hợp nhất, bạn nên chọn một loại hình bảo hiểm vừa có thể bảo vệ tài chính cho trẻ về sức khỏe đồng thời vừa đảm bảo một số tiền cần thiết cho tương lai khi trẻ vào đại học.

    Với một gia đình thu nhập trung bình, bình quân mỗi tháng dành dụm 500.000 đến 1 triệu đồng cho việc học của con xem ra cũng không phải là một mục tiêu quá khó khăn. Hãy trở thành CFO cho con sớm nhất có thể, và phải có tầm nhìn xa, không chỉ chuyện đường sữa, quần áo lúc bé lọt lòng mà cho cả một chặng đường dài đến khi trẻ thực sự trưởng thành.

    Share. Facebook Twitter Pinterest LinkedIn Tumblr Email
    admin
    • Website

    Related Posts

    Dạy con tiêu tiền là dạy làm người

    August 5, 2022

    Dạy trẻ hiểu giá trị đồng tiền

    August 5, 2022

    Dạy con trẻ cách chi tiêu tài chính

    August 5, 2022

    Leave A Reply Cancel Reply

    Top Posts
    Uncategorized

    10 Trends From Year 2020 That Predict Business Apps Popularity

    January 20, 2021
    Uncategorized

    Shipping Lines Continue to Increase Fees, Firms Face More Difficulties

    January 15, 2021
    Uncategorized

    Qatar Airways Helps Bring Tens of Thousands of Seafarers

    January 15, 2021

    Subscribe to Updates

    Get the latest sports news from SportsSite about soccer, football and tennis.

    Advertisement
    Demo

    Kế hoạch quản lý tài chính cho cuộc sống gia đình hạnh phúc hơn.

    Facebook Twitter Instagram Pinterest YouTube
    Bài viết hay

    4 chiến lược đầu tư hiệu quả của các doanh nhân thành đạt

    August 9, 2022

    Tích lũy tiền nhỏ để đầu tư lớn

    August 9, 2022

    Bài học về đầu tư : Đầu tư – Một kế hoạch chứ không phải sản phẩm

    August 9, 2022
    Đối tác liên kết
    ptfinance.com.vn
    Facebook Twitter Instagram Pinterest
    • Home
    • Buy Now
    © 2023 ThemeSphere. Designed by ThemeSphere.

    Type above and press Enter to search. Press Esc to cancel.